


TIN MỚI
-
Nhà hoạt động Bùi Tuấn Lâm, người nổi tiếng với biệt danh “thánh rắc hành” bị Toà án Nhân dân thành phố Đà Nẵng kết án năm năm sáu tháng tù giam và bốn năm quản chế trong một phiên toà mà luật sư cho là vi phạm tố tụng nghiêm trọng.
-
Viện Kiểm sát (VKS) tỉnh Nghệ An kháng nghị bản án năm năm đối với cô giáo Lê Thị Dung, đề xuất cấp phúc thẩm xét xử theo hướng hủy bản án sơ thẩm mà cô này đang kháng cáo, kêu oan.
-
Hội Thánh Đức Chúa Trời trong thời gian qua tìm cách truyền đạo cho giới sinh viên tại các trường đại học ở Hà Nội; đặc biệt là Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn. Bộ Công an Việt Nam được mạng báo Công lý dẫn lại vào ngày 23/5 như vừa nêu.
-
Tù nhân lương tâm (TNLT) Nguyễn Văn Đức Độ cáo buộc cán bộ Trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai) có âm mưu đầu độc ông bằng nước uống, tuy nhiên một cựu tù chính trị cho biết căng-tin của trại thường bán nước uống có chất lượng kém.
-
Hai công dân Nguyễn Thị Vĩnh và Nguyễn Thị Hường, trú tại tổ dân phố Yên Ninh, thị Trấn Nếnh, tỉnh Bắc Giang bị khởi tố và bị cấm đi khỏi nơi cư trú với cáo buộc “gây rối trật tự”. Hai bà cùng một số người dân khác vào ngày 2/2/2023 đến tại Trụ sở Công an Tỉnh Bắc Giang kiến nghị được gặp Giám đốc.
-
Nhóm Công tác về bắt giữ tuỳ tiện (WGAD), một cơ chế nhân quyền của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc, cho rằng nhà hoạt động môi trường Đặng Đình Bách bị bắt giữ một cách tùy tiện và xét xử một cách không công bằng.
-
Có chín người Việt Nam trong số 11 người bị tai nạn xe rơi xuống vực gần biên giới Việt -Trung, đã tử vong. Bộ Ngoại giao cho biết đang tích cực theo sát vụ việc. Theo nguồn tin từ tờ Thanh Niên, chính quyền thành phố Tịnh tây (TQ) nghi ngờ vụ tai nạn có liên quan đến hoạt động buôn người ở khu vực biên giới.
-
Đại diện các tôn giáo trong Hội đồng Liên Tôn Việt Nam gặp gỡ phái đoàn của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCRIF) hôm 18/5 tại chùa Giác Hoa (thành phố Hồ Chí Minh) và đề nghị chính phủ Mỹ có biện pháp cứng rắn, trừng phạt các quan chức Việt Nam xâm phạm quyền tự do tôn giáo.
-
Một phái đoàn của Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) đang có chuyến công du Việt Nam, gặp gỡ các nhóm tôn giáo độc lập - nhóm thường xuyên cho rằng bị chính quyền sách nhiễu - và cả Đức pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được nhà nước hậu thuẫn.
-
Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ (World Mission Society of God Church- HTĐCTM) đã quay trở lại tại một số địa phương như Huế, Vĩnh Phúc…sau một thời gian được nói “yên ắng”
Chuyên trang Báo Tri Thức & Cuộc sống vào ngày 17/5 loan tin vừa nêu và quy buộc rằng đây là một tổ chức tà đạo, mê tín dị đoan, lợi dụng giáo lý để trục lợi…
-
Ông Nay Y Blang, tín hữu Hội thánh Tin lành Đấng Christ, vào ngày 18/5 bị bắt với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo khoản 2, điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
-
Theo báo cáo mới nhất của tổ chức Ân xá Quốc tế, Việt Nam đứng thứ tám trên bảng xếp hạng các nước tuyên án tử hình nhiều nhất trong năm 2022 với ít nhất 102 người bị kết án. Năm 2021, nước này đứng thứ bảy với 119 người.
-
Chính phủ Việt Nam bác bỏ toàn bộ các cáo buộc đàn áp người Khmer Krom trong văn thư phản hồi Cơ chế nhân quyền đặc biệt của Liên Hiệp quốc (LHQ), tuy nhiên người hoạt động nhân quyền nói rằng nội dung của thư không phản ánh đúng sự thực.
-
Trong Phúc trình về tự do tôn giáo năm 2022, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói năm ngoái là năm thứ tư liên tiếp chính quyền Việt Nam không công nhận nhóm tôn giáo mới nào cho dù có nhiều nhóm gửi hồ sơ đăng ký.
-
Bốn dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa giới thiệu một dự luật lưỡng đảng nhằm buộc các quan chức Việt Nam phải chịu trách nhiệm vì vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, và cấm các khoản tài trợ cho Bộ Công an Việt Nam vì cho rằng bộ này đang thực hiện các hoạt động gián điệp.
-
Tòa án nhân dân TPHCM sáng 12/5 tuyên phạt nhà hoạt động Trần Bang (tên thật là Trần Văn Bang), 62 tuổi, mức án tám năm tù giam cùng với ba năm quản chế trong phiên tòa diễn ra chỉ trong hơn ba tiếng đồng hồ.
-
Cảnh sát Philippines vừa giải cứu hơn 1.000 lao động Philippines và nước ngoài bao gồm 389 người Việt Nam bị ép làm việc cho một công ty chuyên lừa đảo trên mạng hoạt động ở tỉnh Pampanga.
-
Mọi chủ tài khoản các mạng xã hội trong nước cũng như nước ngoài tại Việt Nam sẽ phải thực hiện việc xác định danh tính.
Yêu cầu này được Thứ trưởng Bộ Thông tin- Truyền thông (TT-TT), ông Nguyễn Thanh Lâm, cho biết tại phiên giải trình của Ủy ban Tư pháp về việc chấp hành pháp luật trong phòng, chống mua bán người diễn ra ngày 8/5 ở Hà Nội.
-
Đợt kiểm tra toàn diện Tik Tok sẽ diễn ra từ ngày 15/5 cho đến cuối tháng. Một trong những mục tiêu nhắm đến mảng nội dung bị cho “phản động” chống đảng, chống Nhà nước Việt Nam.
-
Trong phúc trình Chỉ số về tự do của người viết năm 2022, tổ chức Văn bút Hoa Kỳ (PEN America) xếp Việt Nam đứng thứ sáu thế giới với 16 nhà văn, nhà báo đang bị cầm tù và đứng thứ 10 trong danh sách các quốc gia cần quan tâm với 27 người đang bị hiểm nguy.
-
Nhân ngày Tự Do Báo Chí 03/05/2023, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RFS) công bố bảng xếp hạng hàng năm về điều kiện hành nghề báo của 180 nước trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 178, chỉ trước Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Theo RFS, ở châu Á, hoạt động báo chí bị cản trở nhiều nhất tại các nước độc đảng.
-
Nhóm Công tác về bắt giữ tuỳ tiện của Liên Hiệp quốc (WGAD) nói Nhà nước Việt Nam không đưa ra lý do thuyết phục trong việc bắt giữ và kết án nhà hoạt động Đỗ Nam Trung. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói Hà Nội đang coi thường các nguyên tắc về nhân quyền khi trấn áp giới bất đồng chính kiến.
-
Các phái đoàn ngoại giao của Mỹ và nhiều nước phương Tây tại Việt Nam ra tuyên bố chung Ngày Tự do Báo chí Thế giới, kêu gọi không bắt bớ tùy tiện những người làm báo vì công việc của họ.
-
Hôm 1/5, Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) tiếp tục kết luận và khuyến nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách Quốc gia Cần quan tâm Đặc biệt (CPC) vì tình trạng vi phạm tự do tôn giáo “nghiêm trọng, có hệ thống và đang tiếp diễn”.
-
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong những lãnh đạo xã hội dân sự của Việt Nam, bị tạm hoãn xuất cảnh vì lý do “an ninh” khi ông rời Hà Nội đi du lịch Thái Lan vào ngày 1/5.
-
Ông Đào Bá Cường, cha của nạn nhân Đào Bá Phi bị chết trong đồn Công an Tuy Hòa- Phú Yên hồi tháng 10 năm ngoái, bị khởi tố và bị bắt do kiên trì đòi hỏi làm sáng tỏ về cái chết của người con.
-
Nhà chức trách tỉnh Lâm Đồng ngăn cản một chức sắc tôn giáo gặp phái đoàn của Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Hà Nội giữa tháng này.
-
Cựu tù nhân lương tâm (TNLT) Huỳnh Thị Tố Nga, người ra tù sớm 10 tháng hồi cuối tháng ba vừa qua, nói rằng bà không có tội với đất nước và nhân dân dù bị kết án năm năm tù giam về tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
-
Văn thư của Đại diện Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc trả lời chất vấn của các chuyên gia nhân quyền thuộc tổ chức này về biện pháp bắt giữ tùy tiện đối với nhà báo độc lập, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang được Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ công bố ngày 16/4 vừa qua.
-
Toà án Nhân dân thành phố Đà Nẵng gây khó khăn cho luật sư Lê Đình Việt trong việc gặp gỡ với thân chủ - nhà hoạt động Bùi Tuấn Lâm để chuẩn bị bào chữa cho ông trong phiên toà sắp tới.
-
Công an tỉnh Hà Tĩnh không thông tin gì thêm về vụ bắt giữ blogger Đường Văn Thái sau khi hết thời hạn tạm giữ (tối đa chín ngày-PV), không thông báo quyết định trả tự do hoặc chuyển sang hình thức tạm giam cho gia đình và công chúng biết.
-
Ông Tạ Miên Linh, sinh năm 1945, ngụ tại Thành phố Vũng Tàu, vào ngày 25/4 bị khởi tố theo cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” (Điều 331 Bộ luật Hình sự) xảy ra năm 2022 tại tỉnh Bắc Giang.
-
Hai phụ nữ tại Hà Tĩnh vừa bị Công an tỉnh này khởi tố, bắt giữ với cáo buộc phát tán tài liệu, treo băng rôn, khẩu hiệu nói xấu cơ quan đoàn thể không đúng sự thật lên mạng xã hội. Tin trên được đăng trên cổng thông tin Công an Hà Tĩnh trong ngày 22/4.
-
Tổ chức Dự án 88 chuyên cổ xúy cho nhân quyền, tự do ngôn luận tại Việt Nam vào ngày 21/4 công bố phúc trình về biện pháp của Chính phủ Hà Nội sử dụng luật làm vũ khí kết án những nhà hoạt động môi trường.
-
Ông Nguyễn Phước Trung Bảo và ông Nguyễn Thanh Nhã, hai trong số năm thành viên nhóm “Báo Sạch,” vừa mãn án hai năm tù hôm 20 Tháng Tư.
-
Công an tỉnh Đắk Lắk kết thúc giai đoạn điều tra đối với giảng viên âm nhạc Đặng Đăng Phước sau bảy tháng với cáo buộc “Tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015 và chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát tỉnh với đề nghị truy tố nhà hoạt động nhân quyền này.
-
Công an tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 16/4 thông báo trên trang web chính thức việc phát hiện một "đối tượng không có giấy tờ tuỳ thân, xâm nhập trái phép vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới thuộc xã Sơn Kim 1".
-
Blogger Thái Văn Đường, tên thật là Đường Văn Thái bị mất tích tại Thái Lan nơi ông đã sống tị nạn từ nhiều năm qua. Nhiều người quen và bạn bè lo ngại ông bị an ninh bắt cóc để đưa về Việt Nam xét xử vì đưa nhiều thông tin thuộc dạng “thâm cung bí sử” của nhiều quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản lên mạng xã hội.
-
Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) hôm 13/4 lên án bản án sáu năm tù đối với nhà báo độc lập Nguyễn Lân Thắng về tội “tuyên truyền chống nhà nước” liên quan đến việc ông đưa tin về các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
-
Vài giờ trước chuyến thăm Hà Nội của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, Hoa Kỳ hôm thứ năm lên án việc Việt Nam bỏ tù blogger Nguyễn Lân Thắng và nói rằng quan hệ chỉ có thể phát huy hết tiềm năng nếu Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền.
-
Chính quyền xã Nam Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đang ép buộc người dân Hmong ở địa phương phải ký giấy từ bỏ đạo Dương Văn Mình mà nhà chức trách Việt Nam cho là tà đạo và tổ chức bất hợp pháp cần phải xoá bỏ.
-
Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng bị Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội kết án sáu năm tù giam và hai năm quản chế về tội danh "tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước" theo khoản 1 của Điều 117 Bộ luật hình sự do các hoạt động phản biện ôn hòa trên mạng xã hội.
-
Tòa án Nhân dân huyện Bình Chánh (TPHCM) hôm 11/4 đã tuyên án tám năm tù đối với YouTuber Nguyễn Thị Bích Thủy về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Báo Nhà nước loan tin vào cùng ngày.
-
Công an tỉnh Long An tiếp tục triệu tập luật sư Đặng Đình Mạnh (lần hai) để làm việc về tin báo tội phạm của Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an).
-
Ông Y Krếch Byă, 48 tuổi, ngụ tại buôn Knia, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk vào ngày 8/4 bị khởi tố và bị bắt tạm giam với cáo buộc “phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc” theo Điều 116 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
-
Kết thúc chuyến viếng thăm vào chiều thứ năm (6/4/2023), Phái đoàn Quốc hội Châu Âu đã mở cuộc họp báo ở Hà Nội để nói lên “sự quan ngại sâu sắc trước tình hình nhân quyền ngày càng tồi tệ” tại Việt Nam.
-
Chính phủ Việt Nam muốn ngăn chặn sự trợ giúp quốc tế dành cho xã hội dân sự trong nước khi kết án lãnh đạo một tổ chức xã hội dân sự (XHDS) với tội danh nguỵ tạo “trốn thuế,” tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói trong bình luận về phản hồi của Hà Nội về việc bắt giữ và bỏ tù nhà hoạt động này.
-
Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu vào ngày 6/4 lên tiếng về biện pháp cưỡng chế bị Tịnh Thất Thiên Quang (TTTQ) tố cáo. Mạng báo Công an Nhân dân (CAND) loan tin trong cùng ngày 6/4 về trần tình vừa nêu.
-
Tổ chức nhân quyền Những người Bảo vệ tuyến đầu (Front Line Defenders- FLD) đưa nhà báo công dân Đỗ Công Đương của Việt Nam vào danh sách 401 người hoạt động nhân quyền trên thế giới bị giết trong năm 2022.
-
Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng được dẫn yêu cầu đối với Toàn quyền Australia David Hurley rằng Canberra nên kiểm soát, xử lý các cá nhân, tổ chức khủng bố có thể sử dụng lãnh thổ Australia để tiến hành các hoạt động bị cho “chống phá Việt Nam”.
-
Tù nhân lương tâm (TNLT) Lê Trọng Hùng, người đang thi hành án tù năm năm về tội danh “tuyên truyền thông tin nhằm chống Nhà nước,” được tổ chức Việt Nam Infos (Thông tin Việt Nam) trao giải thưởng Phóng viên Vỉa hè 2023.
-
Vấn đề nhân quyền cần được ưu tiên trong chương trình nghị sự chuyến công du Việt Nam của Toàn quyền Úc David Hurley từ ngày 3-6/4.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) ra kêu gọi vừa nêu vào ngày 3/4.
-
Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tổ chức phiên xử sơ thẩm với hình thức xử kín vào ngày 12/4 để xét xử blogger Nguyễn Lân Thắng về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo khoản 1, Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Gia đình và luật sư xác nhận thông tin này với Đài Á Châu Tự Do (RFA)
-
Công an huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai) liên tục sách nhiễu cựu tù nhân lương tâm (TNLT) Nguyễn Thị Ngọc Sương kể từ thời điểm bà ra tù ba tháng trước đây.
-
Hơn chục phật tử thuộc nhóm Khmer bản địa độc lập vừa bị chính quyền ở Sóc Trăng thẩm vấn nhiều giờ liền do đã mặc áo thun có in cờ của nhóm khi họ tham dự lễ kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3 ở tỉnh Trà Vinh.
-
Chính phủ Việt Nam phản hồi Cơ chế đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc, bác bỏ cáo buộc đàn áp giới hoạt động, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói lập luận của Hà Nội là "trơ trẽn."
-
Hai tù nhân lương tâm (TNLT) Huỳnh Thị Tố Nga và Nguyễn Văn Công Em đều được trả tự do sớm hơn thời hạn trong tuần này.
Cả hai cùng bị bắt năm 2019 và bị kết án năm năm tù với tội danh “phát tán tài liệu nhằm chống nhà nước” trong hai vụ án khác nhau.
-
Toà án Nhân dân tỉnh Đồng Nai trong phiên phúc thẩm ngày 29/3 tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với ông Nguyễn Thái Hưng, chủ kênh YouTube "Nói Bằng Thực TV" và vợ chưa cưới là bà Vũ Thị Kim Hoàng.
-
Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội ngày 28/3 kết án nhà hoạt động Trương Văn Dũng (hay còn gọi là Trương Dũng) với bản án sáu năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999 vì bị cáo buộc "trả lời phỏng vấn báo đài ngoại quốc và tàng trữ sách lậu."
-
Tòa án Nhân dân Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 28/3 giữ nguyên bản án tổng cộng 12 năm tù đối với hai người được cho là thành viên của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” có trụ sở tại Mỹ của ông Đào Minh Quân.
-
Chuyên gia và những người hoạt động xã hội cho rằng Việt Nam đang vi phạm nhiều công ước cốt lõi của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ngay cả sau khi đã ký hai hiệp định thương mại quan trọng là Hiệp định thương mại tự do Liên Âu-Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
-
Tòa Giám mục Kon Tum vào ngày 27/3 ra thông báo lên án hành vi phạm Thánh của một số cán bộ xã Đắk Nông, huyện Ngọc Hồi.
-
Tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Right Watch-HRW) vào ngày 27/3 ra kêu gọi Chính phủ Việt Nam hãy hủy mọi cáo buộc đối với nhà hoạt động nhân quyền Trương Văn Dũng. Lý do chỉ vì ông này lên tiếng phê phán chính quyền.
-
Ông Phan Kim Khánh, một nhà hoạt động thúc đẩy tự do báo chí và chống tham nhũng vừa mãn hạn tù sáu năm hôm 21/3, cho biết tù nhân ở Trại giam Nam Hà (tỉnh Hà Nam) bị buộc lao động suốt tuần mà không được trả công.
-
Chính quyền xã Đắk Nông (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) tiếp tục ngăn cản linh mục và giáo dân thuộc giáo họ Phaolo thực hiện nghi lễ trong tuần thứ ba liên tiếp trong nỗ lực ngăn chặn việc sinh hoạt tôn giáo của 20 gia đình trong giáo họ này.
-
Nhà hoạt động Đặng Đình Bách, người đang thụ án tù năm năm ở Trại giam số 6 kêu gọi Nhà nước Việt Nam chấm dứt đàn áp xã hội dân sự và những người hoạt động, đồng thời bảo đảm các mục tiêu phát triển bền vững.
-
Phó phát ngôn nhân Phạm Thu Hằng của Bộ Ngoại giao Việt Nam vào ngày 23/3 bày tỏ hối tiếc về phần Việt Nam trong báo cáo nhân quyền thường niên mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vào ngày 20/3.
-
Chính phủ Canada đồng ý xét đơn tố cáo Chính phủ Việt Nam vi phạm Tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về Các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc và Chương 19 (Lao động) của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
-
Một người trong nước từng bị bỏ tù với cáo buộc theo tổ chức Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời (QGVNLT) ở Hoa Kỳ lên tiếng cho biết ông bị ghép tội oan. Trong khi đó, các tổ chức vận động cho nhân quyền thường giữ im lặng trước những vụ án bị cho là có dính líu đến bạo lực, khủng bố.
-
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho rằng, chính phủ Việt Nam là bên biết rất rõ nhà hoạt động nhân quyền người Trung Quốc - Đổng Quảng Bình ở đâu, tuy nhiên lại nói "không có thông tin gì" khi trả lời Liên Hiệp Quốc.
-
Chính phủ Việt Nam phủ nhận việc có liên quan hoặc có thông tin về nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc Đổng Quảng Bình, người mà gia đình nghi rằng đã bị Hà Nội bắt giam và giao nộp cho Bắc Kinh.
-
Một số nhà hoạt động, theo dõi nhân quyền Việt Nam đánh giá rằng Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình Việt Nam vừa được công bố hôm 20/3 vẫn chưa phản ánh đầy đủ, sát sao tình hình nhân quyền của Việt Nam trong năm qua.
-
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam lại có chỉ thị yêu cầu Bộ Thông tin- Truyền thông (TT-TT) quản lý chặt chẽ thông tin trên báo chí, mạng xã hội. Mục đích được nói để chủ động tháo gỡ, ngăn chặn những tin tức mà Hà Nội cho là tin giả, tin xấu độc, chống phá đảng cộng sản và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
-
Chính phủ Việt Nam không cho phép các tổ chức nhân quyền trong nước được thành lập và hoạt động. Nhà cầm quyền thường khẳng định việc vận động cho nhân quyền và dân chủ là hành động chống lại Đảng và Nhà nước Cộng sản này.
-
Ông Nguyễn Như Phương, còn được biết với tên “Phương Hàng Nhật” thường lên tiếng chỉ trích nhà cầm quyền VN trong thời gian du học và lao động tại Nhật Bản, bị kết án 15 tháng tù về tội “tàng trữ trái phép chất ma tuý.”
-
Bà Phan Thị Thanh Nhã, sinh năm 1984, ngụ tại ấp Phú Hòa, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, vào ngày 17/3 bị Công an Tiền Giang bắt với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”.
-
Trong báo cáo thường niên công bố ngày 16/3, tổ chức Liên minh xã hội dân sự toàn cầu (CIVICUS) xếp Việt Nam vào nhóm bảy quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á có không gian “đóng” với xã hội dân sự- đồng nghĩa với việc nhà nước không tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội.
-
Ông Huỳnh Tài và cha Huỳnh Tiến vào ngày 14/3 bị Tòa tỉnh Bình Định tuyên phạt sáu năm tù và hai năm tù với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
-
Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ) vào ngày 14/3 công bố thư ngỏ gửi hai Bộ Tư pháp và Công an Việt Nam lên án cuộc điều tra hình sự đối với luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh.
-
Cựu tù nhân lương tâm Hồ Đình Cương, người vừa mới được tự do và trở về nhà từ Trại giam Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) sau thời gian thi hành án tù bốn năm sáu tháng, cho biết việc điều trị y tế cho tù nhân ở trại giam này vô cùng tồi tệ.
-
Hai luật sư Đặng Đình Mạnh và Đào Kim Lân tham gia bào chữa trong vụ án Tịnh Thất Bồng Lai bị Công an tỉnh Long An gửi giấy triệu tập. Mục đích để làm việc về tin báo tội phạm của Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) rằng một số luật sư trợ giúp pháp lý cho Tịnh thất Bồng lai/Thiền am bên bờ vũ trụ có dấu hiệu vi phạm Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
-
Một chuyên gia hàng đầu của Hoa Kỳ về tự do tôn giáo nói với VOA rằng Việt Nam thực hiện chính sách quản lý các nhóm tôn giáo theo mô hình của Trung Quốc, theo đó bất kỳ biểu hiện đa nguyên nào về quan điểm tự do tôn giáo đều phải đối mặt với sự đàn áp của chính quyền.
-
Một dân biểu Quốc hội Mỹ kêu gọi chính quyền của Tổng thống Biden lên tiếng mạnh mẽ hơn về tình hình nhân quyền ở Việt Nam mà ông cho rằng đã trở nên ‘tệ hơn’ kể từ sau khi thỏa thuận tự do thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đổ vỡ vào năm 2017.
-
Trong cuốn sách đầu tiên công bố toàn diện về tôn giáo ở Việt Nam, Chính phủ cho rằng họ tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo trong khi một số tổ chức tôn giáo độc lập khẳng định điều ngược lại.
-
Tổ chức nhân quyền Freedom House vừa công bố báo cáo xếp loại thường niên về Tự do trên toàn cầu năm 2023. Trong đó, Việt Nam vẫn luôn bị xếp vào nhóm “không có tự do” từ năm 1976 cho đến nay.
-
Trước phiên toà phúc thẩm dự kiến vào ngày 29/3, nhà chức trách tỉnh Đồng Nai liên tục khuyên ông Nguyễn Thái Hưng, chủ kênh Youtube "Nói Bằng Thực TV" nhận tội để được giảm án.
Ông Nguyễn Thái Hưng bị bắt giữ khi đang có bài nói chuyện trực tuyến trên kênh Youtube (có khoảng 40.000 người đăng ký), vợ ông là bà Vũ Thị Kim Hoàng cũng bị bắt trong ngày 05/01/2022.
-
Tù nhân lương tâm Nguyễn Thị Tâm, người đang thụ án tù sáu năm trong Trại giam Gia Trung (tỉnh Gia Lai) vì các hoạt động cổ suý nhân quyền và bảo vệ quyền đất đai, có sức khoẻ tồi tệ và tổ chức Ân xá Quốc tế nói đó là do chăm sóc y tế kém của trại giam.
-
Một nhóm gồm chục người tham gia “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” bị Công an tỉnh Quảng Nam mời làm việc yêu cầu chấm dứt thực hành tín ngưỡng này.
Công an Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam vào ngày 7/3 cho biết như vừa nêu.
-
Công an ngăn cản gia đình gặp Facebooker Lê Minh Thể trong giai đoạn điều tra, dù ông bị tạm giam với cáo buộc Điều 331 không nằm trong chương "An ninh quốc gia" của Bộ luật Hình sự, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) khẳng định việc này là "vi phạm nhân quyền."
-
Lời kêu gọi được đưa ra trong cuộc hội thảo ở Brussels, Bỉ ngày 28/2 dưới sự chủ toạ của Nghị viên Quốc hội Châu Âu Marianne Vind- Phó Chủ tịch Đoàn Nghị sĩ phụ trách quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN của Nghị viện EU.
-
Ông Nguyễn Văn Điển (hay còn được gọi là Điển Ái Quốc) trở về nhà ở Yên Bái hôm 22/2 trước thời hạn sáu tháng và tiếp tục bị thi hành án phạt quản chế bốn năm.
Ông Điển bị bắt cùng với ông Vũ Quang Thuận (Võ Phù Đổng) vào đầu tháng 3 năm 2017 và sau đó là sinh viên Trần Hoàng Phúc trong cùng phong trào Chấn hưng Nước Việt.
-
Học sinh Trường THPT Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) hôm 27/2 dự một phiên tòa giả định xét xử những người bị cáo buộc vi phạm Điều 331 Bộ luật Hình sự về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
-
Nhà báo Hàn Ni của báo Sài Gòn Giải Phóng vừa bị Công an TPHCM khởi tố, bắt tạm giam vào ngày 24/2 về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.
-
Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân, người đã tham gia các buổi livestream của bà Nguyễn Phương Hằng, vừa bị khởi tố và bắt tạm giam với cáo buộc "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.
-
"Mới đi nghĩa vụ được 10 ngày, to khỏe mà sao giờ em tôi ra nông nỗi thế này", ông Lưu Ngọc Ánh, anh rể của quân nhân Lưu Thiện Mạnh, người tử vong hôm 16/02 nói với BBC News Tiếng Việt.
-
Việt Nam cùng với 31 quốc gia khác bỏ phiếu trắng Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine. Nghị quyết mới được Đại hội đồng LHQ thông qua hôm 23/2 (giờ địa phương) với 141 phiếu ủng hộ việc lên án Nga xâm lược Ukraine.
-
Chính quyền ở hai huyện Buôn Đôn và Cư Mgar của tỉnh Đắk Lắk ngày 22/02 ngăn cản phái đoàn của Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh đến gặp các tu sĩ và tín đồ của Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên, một nhóm tôn giáo không được chính quyền Việt Nam công nhận.
-
Lực lượng công an và cảnh sát cơ động của tỉnh Lâm Đồng đã sử dụng dùi cui cao su để trấn áp sự phản đối của người dân thuộc nhóm dân tộc thiểu số K’Ho ở thôn K’Ren, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, khi chính quyền địa phương tổ chức lễ khởi công Dự án hồ chứa nước Ta Hoét trong ngày 20/2.
-
Lực lượng an ninh ở hai thành phố lớn là TPHCM và Hà Nội tiếp tục ngăn trở người dân tưởng niệm đồng bào bị Trung Quốc giết hại trong cuộc xâm lược ở sáu tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam 44 năm trước.
-
Tù nhân lương tâm Nguyễn Duy Linh phàn nàn với gia đình về việc ông bị bạn tù chèn ép trong Trại giam An Phước (Bình Dương) trong khi một số cựu tù tố cáo ban giám thị trại này thực hiện chính sách đàn áp tù nhân một cách tinh vi bằng cách sử dụng tù nhân để trấn áp tù nhân.
-
Tù nhân lương tâm Đỗ Thế Hóa ra tù trước thời hạn bảy tháng nhưng đôi mắt gần như không thấy gì cả.
-
Tổ chức Công lý cho Myanmar (Justice For Myanmar - JFM), một tổ chức dân sự đấu tranh cho công lý và nhân quyền ở Myanmar, kêu gọi Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) dừng các dự án hợp tác với chính quyền quân sự để tránh tiếp tay gây "tội ác chiến tranh" và "tội ác chống loài người."
-
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) vừa kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển, người đang thụ án 11 năm tù với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
-
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển (SENA) Nguyễn Sơn Lộ vào ngày 2/2 vừa bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an bắt tạm giam sau sau khoảng sáu tháng có quyết định Khởi tố về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.”
-
Mới đây, tổ chức đảng Việt Tân tại Hoa Kỳ đưa ra một bản phúc trình về Lực lượng 47 và sự kiểm duyệt mạng xã hội tại Việt Nam. Bản phúc trình nêu lên tình trạng các dư luận viên thuộc Lực lượng 47 sử dụng cách thức báo cáo hàng loạt để khóa danh khoản Facebook của những người có quan điểm đối lập với nhà cầm quyền.
-
Lên tiếng chung của một số tổ chức Việt Nam trong và ngoài nước ngày 30 tháng 1 năm 2023 về về những cái chết đáng ngờ gần đây trong các nhà tù Việt Nam
-
Uỷ ban Nhân quyền Hạ viện Hoa Kỳ Tom Lantos vừa kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do “ngay lập tức và vô điều kiện” cho nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án 16 năm tù tại Việt Nam về tội ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.
-
Một nhóm gồm 32 nghị sỹ, người hoạt động nhân quyền và xã hội trên thế giới đồng ký tên trong một lá thư gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính để hối thúc Hà Nội trả tự do cho ông Châu Văn Khảm, công dân Úc gốc Việt đang thụ án qua năm thứ tư ở Việt Nam.
-
Cơ quan phòng chống tội phạm quốc gia (NCA) của Anh vừa thực hiện một loạt các cuộc đột kích trên khắp London và phát hiện 3 người Việt có thể là nạn nhân buôn người, còn gọi là nô lệ thời hiện đại.
-
Nhóm Công tác về bắt giữ tuỳ tiện (WGAD), một trong nhiều cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp quốc, cho rằng việc chính quyền Việt Nam bắt giam và xét xử nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh là “tùy tiện,” vi phạm các công ước quốc tế về nhân quyền mà Hà Nội đã ký kết và phê chuẩn.
-
Blogger Lê Anh Hùng, người bị kết án năm năm tù về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” trong phiên toà không luật sư vào cuối tháng 8 năm ngoái, đã bị chuyển đi thi hành án tại Trại giam Nam Hà (hay còn gọi là trại giam Ba Sao) nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
-
Các tổ chức phi chính phủ quốc tế đang hợp lực nhằm đánh động dư luận, trong đó có cả nhóm G-7, để gây áp lực buộc chính phủ Việt Nam trả tự do cho luật sư môi trường Đặng Đình Bách, người đang thụ án tù 5 năm vì cáo buộc “Trốn thuế”.
-
Cựu tù nhân lương tâm Đặng Thị Huệ (hay còn gọi là Huệ Như), người mới mãn hạn tù đầu tuần qua, nói sẽ tiếp tục đấu tranh chống các trạm thu phí giao thông đặt không đúng vị trí để thu phí (BOT bẩn) hiện vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương.
-
Một tuần lễ sau ngày đầu năm 2023, ông Phạm Chí Dũng đã được đưa vào trạm xá của trại giam vì xuất huyết.
-
Chỉ trong sáu tháng, từ tháng 8/2022 đến tháng 1/2023, đã xảy ra ba trường hợp tù nhân chính trị chết trong khi đang thụ án.Lý do mà thân nhân của họ nêu ra là vì họ mắc bệnh nặng mà không được chữa trị kịp thời.
-
Đại sứ Hoa Kỳ tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc Michèle Taylor, người tích cực vận động cho tự do cho nhà báo Phạm Đoan Trang, đang có chuyến công du đến Việt Nam trong nỗ lực thúc giục Hà Nội tôn trọng nhân quyền.
-
Chiến dịch #WithoutJustCause (tạm dịch Không có lý do chính đáng) kêu gọi trả tự do cho 14 tù chính trị trên thế giới vừa được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phát động vào ngày 11/1/2023.
Tù nhân lương tâm Phạm Đoan Trang là một trong số 14 tù chính trị thuộc danh sách của chiến dịch.
-
Trao đổi với VTC, ông Knapper nói: “Gần đây Việt Nam đã trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Rất mong đợi Việt Nam sẽ thực hiện các cam kết về nhân quyền, hợp tác với Hoa Kỳ để giải quyết những nhiệm vụ trong lĩnh vực này”.
-
Gia đình nghi vấn về cái chết đột ngột của mục sư Tin Lành Đinh Diêm, người đang thi hành án tù 16 năm về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” ở Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An).
-
Bốn chuyên gia độc lập về nhân quyền của Liên Hiệp quốc đã gửi một thư chung tới Chính phủ Việt Nam yêu cầu giải trình về việc cầm tù 18 nhà hoạt động, người bảo vệ nhân quyền và nhà báo- những người bị đã bị bắt giữ tùy tiện và bị tước quyền tự do khi thực thi quyền tự do ngôn luận.
-
Mục sư Tin Lành Đinh Diêm, 61 tuổi, người đang thụ án tù 16 năm về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” ở Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An), qua đời tại trại giam này trong sáng ngày 05/01.
-
Vào chiều ngày 3/1, nhà chức trách tỉnh Đồng Nai đã tiến hành bắt giữ nhà hoạt động Hoàng Văn Vượng (sinh năm 1978) và khám nhà ông ở xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất. Tuy nhiên, gia đình không biết ông bị cáo buộc gì, và phía công an cùng truyền thông nhà nước vẫn im lặng về việc bắt giữ này.
-
Hơn một trăm người ở nhiều tỉnh và thành phố nộp tiền cho Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại và Dịch vụ Quốc tế Hùng Vương (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) để được doanh nghiệp này đưa đi lao động ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, công ty này không đưa được người đi và cũng không hoàn lại tiền cho họ, lãnh đạo doanh nghiệp còn bỏ trốn.
-
Bắt đầu từ ngày 1/1/2023, Việt Nam bỏ việc sử dụng sổ hộ khẩu đối
với toàn dân và thay bằng sổ hộ khẩu điện tử.
-
Bắt đầu từ ngày 1/1/2023, Việt Nam lại một lần nữa là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc cho nhiệm kỳ 3 năm giữa lúc các nhà hoạt động và các tổ chức quốc tế tiếp tục lên án thành tích nhân quyền tồi tệ của nước này.
-
|